Thủ tục, Hồ sơ thành lập Doanh nghiệp, thành lập Công ty 2020

Trình tư thủ tục thành lập doanh nghiệp mới như sau:
Bước 1: Chuẩn bị các thông tin thành lập doanh nghiệp:
Trước khi tiến hành nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp, khách hàng phải chuẩn bị các thông tin để điền vào nội dung hồ sơ. Các thông tin chủ yếu bao gồm:

– Lựa chọn loại hình doanh nghiệp: Hiện nay có các loại hình doanh nghiệp chủ yếu mà khách hàng có thể lựa chọn gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn – TNHH (một thành viên và hai thành viên), công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh. Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có ưu và nhược điểm riêng. Tùy vào tính chất của từng loại hình và mục đích của mình mà khách hàng nên cân nhắc để đưa ra lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.

– Đặt tên doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp là yếu tố quan trọng tạo nên thương hiệu cho công ty. Tên doanh nghiệp bao gồm tên tiếng việt, tên tiếng nước ngoài và tên viết tắt.

Lưu ý với khách hàng để tránh trường hợp đặt trùng tên, khách hàng nên kiểm tra trên hệ thống “cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp” trước khi đặt tên cho công ty.

– Lựa chọn trụ sở kinh doanh: Trụ sở mà khách hàng lựa chọn phải là nơi được quyền đăng ký làm trụ sở như: Nhà đất riêng lẻ đã được cấp sổ đỏ; Diện tích sàn thương mại. Doanh nghiệp không được cấp Giấy phép đăng ký doanh nghiệp khi trụ sở là căn hộ chung cư.

– Lựa chọn ngành nghề kinh doanh: Lưu ý nên lựa chọn trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam đã được mã hóa là chủ yếu. Khách hàng muốn lựa chọn ngành nghề ngoài hệ thống thì phải xem xét có văn bản nào quy định không, nếu không có quy định thì phải đề xuất Bộ kế hoạch đầu tư bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.

– Lựa chọn người đại diện theo pháp luật: Người đại diện theo pháp luật là người thay mặt công ty đứng ra thực hiện mọi giao dịch. Do vậy, khách hàng nên cân nhắc kỹ khi lựa chọn người đại diện cho công ty.

– Xác định vốn điều lệ đưa vào kinh doanh: Số vốn điều lệ mà khách hàng đưa vào kinh doanh chủ yếu dựa vào theo khả năng tài chính của khách hàng trừ trường hợp ngành nghề kinh doanh quy định mức sàn vốn pháp định.

Bước 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp:
Tùy từng loại hình doanh nghiệp mà hồ sơ thành lập có thể bao gồm các đầu mục hồ sơ khác nhau, cụ thể như sau:

– Hồ sơ thành lập công ty TNHH, bao gồm:

Giấy đề nghị thành lập công ty TNHH;
Chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước công dân của các thành viên trong công ty;
Điều lệ công ty TNHH;
Danh sách thành viên công ty TNHH;
Giấy đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
– Hồ sơ thành lập công ty cổ phần, bao gồm:

Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp;
Chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước công dân của các thành viên trong công ty cổ phần;
Điều lệ công ty cổ phần;
Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần;
Giấy đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp cổ phần;
– Hồ sơ thành lập công ty hợp danh, bao gồm:

Giấy đề nghị thành lập công ty Hợp danh;
Chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước công dân của các thành viên trong công ty Hợp danh;
Danh sách thành viên Hợp danh;
Giấy đề nghị công bố nội dung đăng ký công ty Hợp danh;
– Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân, bao gồm:

Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp Tư nhân;
Chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước công dân của chủ doanh nghiệp tư nhân;
Giấy đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp;
– Hồ sơ được nộp tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư. Thời gian nhận kết quả là 5 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ.

– Sau khi nhận được kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quý khách hàng phải đăng bố cáo thông tin, nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử (nếu không thực hiện bố cáo thông tin, quý khách hàng sẽ bị phạt theo quy định).

Bước 3: Đặt mua dấu và thông báo sử dụng mẫu con dấu:
Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp có quyền tự quyết định số lượng, hình thức con dấu. Do vậy, khách hàng có thể tự liên hệ với công ty chuyên sản xuất con dấu để đặt mua.

Trước khi sử dụng con dấu đặt mua, khách hàng phải thông báo sử dụng mẫu dấu đến Sở kế hoạch đầu tư để được đăng tải sử dụng mẫu con dấu.

Bước 4: Các thủ tục pháp lý cần thực hiện sau khi doanh nghiệp được thành lập:
– Nộp tờ khai đăng ký mã số thuế;

– Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài;

– Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế GTGT;

– Thực hiện thủ tục tự in, đặt in hoặc mua hóa đơn tại cơ quan thuế;

– Đăng ký tài khoản công ty tại ngân hàng và thông báo sử dụng tài khoản công ty đến Sở kế hoạch đầu tư;

– Đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử thông qua chữ ký số;

Để không tốn nhiều thời gian và chi phí thành lập doanh nghiệp, quý khách hàng vui lòng gọi đến Hotline sau để được tư vấn và sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Công ty Luật Thanh Hằng.

Hotline tư vấn miễn phí từ 8h00′ sáng đến 21h30′ các ngày trong tuần: 0335652827

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *