Đăng ký nhãn hiệu được tiến hành như thế nào? Đây có phải là thủ tục bắt buộc hay không? Việc gắn nhãn hiệu chưa được đăng ký lên sản phẩm hàng hoá của mình có được phép hay không?
Nội dung câu hỏi:
Chào luật sư, tôi đang làm kinh doanh về mặt hàng thực phẩm và có sử dụng một nhãn hiệu chưa được đăng ký. Tôi muốn hỏi là liệu pháp luật có bắt tôi phải đăng ký nhãn hiệu này không và cách đăng ký nhãn hiệu này như nào? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Bộ phận tư vấn pháp luật của công ty Luật Thanh Hằng. Với thắc mắc của bạn, công ty chúng tôi xin đưa ra nội dung tư vấn như sau:
Mặc dù pháp luật không quy định việc bắt buộc phải đăng ký nhãn hiệu nhưng việc đăng ký này lại là rất cần thiết và là cơ sở để xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu. Do đó, việc đăng ký đối với nhãn hiệu mà bạn đang sử dụng là việc nên làm để nhằm bảo vệ quyền lợi của chính bạn.
Khi bạn đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, bạn có quyền gắn nhãn hiệu trên sản phẩm của mình; dùng hợp đồng li-xăng để cho người khác sử dụng nhãn hiệu và được nhận tiền từ hợp đồng này; có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu; có quyền ngăn chặn bất cứ bên nào khác có hành vi xâm phạm nhãn hiệu của bạn.
Việc đăng ký này phải được thực hiện càng sớm càng tốt để tránh có chủ thế khác đăng ký trước bạn, bạn sẽ mất quyền đối với chính nhãn hiệu của mình.
Đăng ký nhãn hiệu có phải là thủ tục bắt buộc hay không?
Đăng ký nhãn hiệu có phải là thủ tục bắt buộc hay không?
* Về cách đăng ký nhãn hiệu:
Trước khi đăng ký nhãn hiệu, bạn cần tra cứu xem mẫu nhãn hiệu của bạn có trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký trước đây không. Việc tra cứu này có thể thực hiện trên cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ để tránh việc đơn bị từ chối, sẽ gây lãng phí về cả chi phí nộp đơn và thời gian.
Để đăng ký nhãn hiệu, bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ cùng với phí và lệ phí nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ tại 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội và các Văn phòng đại diện của Cục. Hoặc bạn có thể gửi hồ sơ qua bưu điện đến Trụ sở của Cục tại Hà Nội hoặc gửi tới Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh hoặc tại Đà Nẵng. Phí và lệ phí để nộp cho đơn bạn có thể chuyển khoản hoặc nộp qua bưu điện.
Tuy nhiên, nếu bạn là người nước ngoài kkhông thường trú tại Việt Nam hoặc các tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc đại diện hợp pháp tại Việt Nam thì bạn phải nộp đơn thông qua một tổ chức Đại diện Sở hữu Công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Trên đây là ý kiến tư vấn của công ty Luật Thanh Hằng. Hy vọng với ý kiến tư vấn trên, Quý khách hàng sẽ có hướng giải quyết vấn đề của mình một cách tốt nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào chưa rõ cần hỗ trợ, Quý khách hàng vui lòng liên hệ số hotline tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 số: 0335652827 để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Trân trọng!